Chiến thuật Những vụ tấn công của lực lượng biệt động Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam

Cách thức tấn công đa dạng gồm có đặt mìn, thuốc nổ, đặt bom xe, pháo kích, cối kích, bắn hỏa tiễn, phục kích và kể cả tiến công bằng bộ binh. Đánh bom cảm tử rất hiếm khi xảy ra và nếu có cũng là ngoài kế hoạch ban đầu của người đặt bom. Một số cuộc tấn công như là cuộc tấn công vào Đại sứ quán Hoa Kỳ năm 1968 cũng có thể coi là 1 cuộc tấn công cảm tử, vì những chiến sỹ tham gia cuộc tấn công đã tự xác định bản thân có rất ít cơ hội sống sót trước đối phương đông hơn nhiều lần.

Chiến thuật tấn công và phương pháp thực hiện được kế thừa từ chiến thuật của lực lượng biệt động thành trong cuộc chiến tranh trước đó với người Pháp (như vụ đánh bom rạp hát Majestic)[cần dẫn nguồn]. Đường ray xe lửa thường xuyên bị Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt chất nổ và hàng trăm vụ nổ làm lật các toa xe lửa khiến cho hệ thống đường xe lửa từ Bắc vào Nam do Pháp xây dựng chỉ sử dụng được từ Sài Gòn đến Long Khánh [1]. Có 3 cách đánh tiêu biểu của biệt động Sài Gòn là nổ chậm, cường tập và pháo kích [2]. Đến 1965, lực lượng biệt động tập trung của quân khu Sài Gòn - Gia Định được thành lập gọi là F100, gồm 13 đội [2].

Biệt động Sài Gònđặc công là 2 lực lượng khác nhau:

- Đặc công là binh chủng chính quy, được trang bị vũ khí, được huấn luyện các kĩ năng cần thiết, ví dụ như cận chiến bằng vũ khí, sử dụng mìn và thuốc nổ, tiềm nhập, bơi đường dài (đối với đặc công thủy)... Biệt động thật ra chỉ tương tự như du kích, hay LLVT địa phương, không nhất thiết là lính chính quy, không nhất thiết được trang bị vũ khí và huấn luyện để chiến đấu, có thể chỉ đơn giản là ông già, trẻ con, nữ sinh... với nhiều nhiệm vụ khác nhau (tác chiến, liên lạc, điều tra địch tình, vận chuyển và cất giấu vũ khí...).

- Xây dựng mạng lưới biệt động phức tạp hơn đặc công rất nhiều. Vì biệt động hoạt động trong lòng địch, mọi thành viên đều phải có vỏ bọc, giấy tờ hợp pháp để sống công khai. Đặc công có thể mất vài tháng để huấn luyện 1 tiểu đoàn, vài tuần để tổ chức 1 trận đánh nhưng với biệt động sẽ là hàng năm để xây dựng lực lượng.

- Đặc công có thể tác chiến độc lập nhưng biệt động bắt buộc phải dựa vào dân, nếu không có dân trợ giúp thì mạng lưới không thể tồn tại được.

- Về tác chiến thì đặc công thường tác chiến vào ban đêm, nhằm đạt được mục đích tốt nhất; ngược lại, biệt động luôn tác chiến vào ban ngày (để gây tiếng vang). 1 trận đánh cường tập của đặc công tùy tình hình có thể kéo dài, nhưng 1 trận đánh cường tập của biệt động không bao giờ được kéo dài quá 5 phút.

Trong chiến tranh, truyền thông nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nói chung đều nêu những cuộc tấn công trên là rất cần thiết để góp phần vào sự nghiệp chống xâm lăng và thống nhất đất nước. Đến nay, một số vụ tấn công vẫn được nhà nước CHXHCN Việt Nam ca ngợi như những huyền thoại của cuộc chiến[2].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Những vụ tấn công của lực lượng biệt động Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam http://library2.usask.ca/vietnam/index.php?state=v... http://library2.usask.ca/vietnam/index.php?state=v... http://366thspsk-9.com/Misc/Attacks.htm http://history1900s.about.com/library/photos/blyin... http://history1900s.about.com/library/photos/blyvi... http://archives.chicagotribune.com/1967/02/27/page... http://www.encyclopedia.com/doc/1O63-PleikuBattleo... http://www.fullajahjane.com/troi_terrorist_portrai... http://www.g2mil.com/lost_vietnam.htm http://www.historyplace.com/unitedstates/vietnam/i...